Đào Miền

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Cơ hội học trung cấp nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS

Theo quy luật chung thì tất cả học sinh khi học hết THCS sẽ có nguyện vọng học lên THPT để thi lên đại học. Tuy nhiên cũng có một số bạn muốn học một cái nghề mà không phải học THPT.
Lợi thế học trường trung cấp nghề sau khi hoàn tất bậc học THCS 

Nhiều học sinh không đủ điều kiện để theo đuổi vào cấp 3, nhưng vẫn còn con đường để vào tương lai là học trung cấp nghề. Học trung cấp nghề vẫn được học chương trình cấp 3, vẫn có thể thi đại học, và chỉ sau 3 năm tốt nghiệp, có thể đi làm kiếm sống cho bản thân, hỗ trợ gia đình, hoặc có thể học cao lên nữa như có thể học liên thông trung cấp lên đại học. Theo các chuyên gia dự báo, những ngành nghề hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng khá cao như ngành hướng dẫn Du lịch, Quản trị Khách sạn - Nhà hàng và ngành có xu hướng phát triển mạnh mẽ tiếp theo là Quản trị bếp và ẩm thực và Quản trị dịch vụ Giải trí và Thể thao…
Có nhiều cơ hội thực hành

Trung cấp nghề bỏ qua bậc học Trung học phổ thông 

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Những con đường lập nghiệp

Nhiều người nghĩ, chỉ có một con đường đại học là lập nghiệp duy nhất, là tương lai tươi sáng nhất. Nhưng điều đó là không phải, có rất nhiều tấm gương đã thành tài không bằng đại học. Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên, nhưng có một sự thật là trên thế giới đã chứng kiến nhiều người thành công mà không sở hữu tấm bằng Đại học. Nổi tiếng nhất trong số đó là tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Sau năm đầu tiên đi học, ông quyết định tự học để trở thành Luật sư bằng cách nghiền ngẫm quyển Commentaries on the Laws of England của Blackstone. Trong thế giới thời trang có Coco Chanel, nhà sáng lập của hãng thời trang và một dòng nước hoa cùng tên, cũng đã giúp thương hiệu này tỏa sáng thế giới mà không cần học Đại học. Thậm chí có nhiều tên tuổi còn bỏ ngang việc học phổ thông như Simon Cowell (người sáng lập ra các chương trình truyền hình thực tế như American Idol, The X Factor và Britain’s Got Talent) hay ông chủ của McDonald’s, Ray Kroc.
Còn ở Việt Nam, có thể điểm mặt 5 “anh tài” tỷ phú không học Đại học là ông Đoàn Nguyên Đức (chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai) với tài sản hơn 7.000 tỷ đồng cổ phiếu, ông Lê Phước Vũ (chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen), ông Dương Ngọc Minh (chủ tịch Thủy sản Hùng Vương, tài sản 810 triệu đồng), bà Chu Thị Bình - Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc MPC và bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc công ty Quốc Cường Gia Lai (top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012)…
Tất nhiên việc kể tên những tấm gương làm giàu ở trên không phải để khuyến khích bạn rớt Đại học mà chỉ để chỉ ra rằng bạn vẫn hoàn toàn có thể thành công bằng việc đi những con đường khác.
Liên thông trung cấp lên đại học

1. Con đường thứ nhất: Kinh doanh
Chưa bao giờ phong trào kinh doanh phổ biến như bây giờ. Ngay cả khi còn là học sinh, nhiều bạn đã sẵn sàng hùn hạp vốn liếng để kinh doanh theo sở thích nên cũng có ít nhiều kinh nghiệm mua bán. Sau sự cố rớt Đại học, họ thường quyết tâm chứng tỏ bản thân với gia đình bằng cách đầu tư lớn. Thông thường là kinh doanh áo quần, đồ hand-made nhưng cũng có những bạn dám kinh doanh cả đồ ăn, giải khát như trà chanh vỉa hè đến các món ăn đang thịnh như chè khúc bạch, bún đậu mắm tôm…
Với sự phổ biến rộng rãi của mạng Xã hội (đặc biệt là Facebook), việc quảng cáo, bán mua chưa bao giờ đơn giản hơn thế.
Lời khuyên từ Hotcourses: Bạn nên quan tâm chuẩn bị kĩ càng từ trước về kinh phí thực hiện, kế hoạch thu hồi vốn, tìm kiếm mặt bằng, liên hệ các đối tác, quảng cáo tới khách hàng… rồi hãy bắt tay đầu tư. Một điều cũng vô cùng quan trọng nữa là tìm hiểu kiến thức về lĩnh vực này qua các kênh thông tin như sách báo, người thân, Internet vì đó là cách tốt nhất để bạn lường trước những điều có thể sẽ xảy đến trong quá trình “làm giàu”.
2.Con đường thứ hai: Thi thố tài năng
Những bạn trẻ đam mê các bộ môn ít tính hàn lâm sách vở (như ca hát, múa, thiết kế thời trang…) có lẽ sẽ tán đồng với phương án này. Có hàng tá những cuộc thi tìm kiếm nhân tài không chuyên, với nhiều ngành nghề khác nhau. Với những người tham gia và lọt vào các chương trình thực tế truyền hình, đây là cơ hội mang họ đến gần hơn với khán giả và chứng tỏ sở trường bản thân, trước khi xác định một lối đi chuyên nghiệp. Nếu mê ca hát, bạn có thể đăng lý thi Vietnam Idol, The Voice hay các cuộc thi hát chuyên nghiệp. Những ai mê làm thiết kế thời trang thì có Project Runway Vietnam, mong làm stylist có Xưởng thời trang. Trong lĩnh vực Người mẫu thì có Vietnam’s Next Top Model. Thậm chí những tài lẻ không giống ai cũng được chào đón tại Vietnam’s Got Talent… 
Hotcourses nhắn bạn: Điều duy nhất bạn nên quan tâm là xác định năng lực của bản thân xem có thực sự đủ để thi thố hay không. Hãy xem đây là một cuộc đua nghiêm túc không chỉ hứa hẹn mang lại giải thưởng lớn mà còn là một cánh cửa cuộc đời cho riêng bạn.
3. Con đường thứ ba: Học nghề
Người Việt Nam mình quan trọng việc học chữ hơn học nghề và thật may là quan niệm này đang ngày càng trở nên lỗi thời. Hãy nhìn xung quanh bạn xem, có phải các bà các chị vẫn đang rỉ tai về một tiệm cắt tóc đắt đỏ và đông đúc mà phải hẹn trước cả tuần lễ mới có được cái hẹn làm tóc. Có phải bạn vẫn thường trầm trồ trước anh chàng bartender khéo léo nơi quán bar. Có phải bạn đã từng mơ được hiểu biết như anh chàng sửa xe ô tô ở gara đầu xóm để tha hồ “làm việc” với những dòng xe mới nhất, thậm chí làđược bắt tay vào “độ” chúng theo phong cách của mình. Có phải bạn cũng từng muốn là một người thợ may để có thể tự thiết kế và may cho mình những bộ đồ ưng ý nhất… Vậy thì tại sao không lều chõng đi học nghề để cho mình một cơ hội hô biến giấc mơ tuổi nhỏ thành sự thật?
Thời buổi mà nhà nhà có bằng Cao đẳng, Đại học, thậm chí là Thạc sĩ thì việc sở hữu một cái nghề trong tay đảm bảo sẽ giúp bạn thuận lợi hơn cho công cuộc tìm việc. Thậm chí bạn có thể vận dụng món nghề đó để kinh doanh sau này. Nếu thực sự có chí và tài năng, bạn sẽ không bao giờ chỉ dậm chân ở vai trò một anh thợ đâu. Hiện nay Bộ GD-ĐT cũng đã có chính sách học liên thông trung cấp lên đại học nên việc học Trung cấp, Cao đẳng nghề không còn quan trọng.
Có rất nhiều con đường khác nữa cho các bạn lựa chọn. Hãy suy nghĩ cái gì phù hợp với bạn và bạn có khả năng làm được. Tương lai đang chờ các bạn!



Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

cách chọn trường ĐH cho NV bổ sung

Trong các buổi tư vấn tuyển sinh, vấn đề chọn trường Đại học cho nguyện vọng bổ sung luôn nhận được nhiều câu hỏi từ các bạn thí sinh. Điều đó cho thấy, nhiều bạn trẻ vẫn chưa nắm được nguyên tắc lựa chọn trường cho mình.
Liên thông trung cấp lên đại học 2014
Vì thế, trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng bổ sung, thí sinh hãy cân nhắc thật kỹ những nguyên tắc sau đây:
Mục tiêu tương lai
Mục tiêu cuối cùng của việc đi học là tìm được một công việc để kiếm sống trong tương lai. Thực tế là có rất nhiều bạn trẻ không hề có một định hướng nào cho nghề nghiệp tương lai. Đến khi ra trường, họ phân vân và thiếu tự tin khi tìm việc. Các bạn thí sinh cần dành thời gian để tìm hiểu, suy ngẫm về mục tiêu tương lai để từ đó chọn trường đại học phù hợp.
Phù hợp với năng lực và điều kiện
Đây là tiêu chí quan trọng nhất khi chọn nguyện vọng bổ sung. Chọn trường quá năng lực dẫn đến việc không đủ điểm. Chọn trường thấp hơn năng lực dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội tốt. Vì thế, trước khi nộp đơn nguyện vọng bổ sung, bạn cần cân nhắc thật kỹ năng lực sở trường có phù hợp với lĩnh vực đó hay không. Năng lực ấy được xác định bằng kết quả học tập, kết quả thi các môn liên quan; bằng khả năng đáp ứng các kỹ năng về ngành học bạn chọn (sức khỏe, kỹ năng, ngoại hình…). Sau đó, bạn phải tham khảo điểm chuẩn NV1, NV bổ sung của trường để có cơ sở lựa chọn tốt hơn.
Ngoài năng lực cá nhân nói trên, bạn cũng phải xét đến năng lực tài chính gia đình và mức học phí trường bạn muốn vào. Thời gian học đại học trung bình từ 4-5 năm. Tùy trường và ngành học mà học phí có sự khác biệt. Nhìn chung, các ngành khoa học xã hội (ngữ văn, báo chí, xã hội học...) ít tốn kém hơn các ngành khoa học tự nhiên (kinh tế, kỹ thuật, kiến trúc, y học...). Nếu bạn là thí sinh ở các tỉnh, cần tính toán luôn chi phí sinh hoạt. Nếu bạn muốn học với thời gian ra trường sớm để làm việc, bạn có thể học trung cấp(2 năm) hoặc cao đẳng (3 năm). Sau khi ra trường bạn có thể chọn trường để học liên thôngHiện nay, có rất nhiều trường để bạn chọn liên thông trung cấp lên đại học.
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu xã hội cũng là một kênh tham khảo cho việc chọn trường và nghề nghiệp tương lai. Tuy nhiên, bạn không nên quá phụ thuộc vào yếu tố này vì thị trường lao động thay đổi khá nhanh chóng, nhu cầu về một ngành nghề cụ thể chỉ mang tính tương đối. Thời gian 4-5 năm có thể làm cán cân cung – cầu về nhân sự thay đổi “180 độ”, như điều đã từng xảy ra với các ngành công nghệ thông tin, ngân hàng... Hơn nữa, năng lực cá nhân và nhu cầu xã hội luôn là hai vấn đề song hành nhau. Hãy “cân đo đong đếm” thật kỹ giữa chọn trường theo năng lực hay theo nhu cầu.  
Cơ sở vật chất
Không kém quan trọng chất lượng giảng dạy là cơ sở vật chất của trường. Thực ra, rất nhiều bạn thí sinh chỉ mong có một trường nào đó phù hợp với nguyện vọng của mình mà bỏ qua nguyên tắc này. Chắc chắn, nếu cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu; chất lượng giảng dạy và học tập của trường không thể tốt như trường có cơ sở vật chất hiện đại hơn, nhất là đối với các trường thuộc khối khoa học tự nhiên. Cơ sở ấy bao gồm địa điểm, quy mô trường, lớp; hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính... Hãy tìm hiểu thông tin này khi bạn tham khảo về chất lượng giảng dạy của trường. 
Các gói học bổng
Với những bạn thí sinh coi việc học là sự nghiệp của mình, các gói học bổng là một “thỏi nam châm” thực sự. Học bổng sẽ giúp các bạn có thêm động lực học, làm dày thêm thành tích cá nhân, chuẩn bị cho mục tiêu tìm học bổng cao hơn, đồng thời giúp bạn phần nào giải quyết vấn đề tài chính. Các trường đại học cũng ngày càng ưu ái hơn cho những sinh viên có tài năng. Ngoài học bổng truyền thống như học bổng khuyến khích học tập, các trường còn có nhiều gói học bổng hấp dẫn khác như học bổng Nguyện vọng 1, học bổng Ngành... cho nhiều đối tượng. Chọn kỹ trường có gói học bổng tốt, bạn sẽ có một “hậu phương” vững chắc.

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Liên thông trung cấp, cao đẳng nghề lên đại học 2014

Có bằng trung cấp nghề, được học liên thông lên đại học


Thông tư này áp dụng đối với trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề, trường cao đẳng và trường đại học, học viện. Theo đó, đối tượng tuyển sinh đào tạo liên thông là những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề và cao đẳng nghề cùng ngành nghề đào tạo được dự thi tuyển sinh đào tạo liên thông lên trình độ cao đẳng và đại học theo quy định về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT. Người đã tốt nghiệp trung cấp nghề, nếu chỉ tốt nghiệp THCS̉ phải học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa THPT đạt yêu cầu theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Công tác tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học được thực hiện theo quy định về đào tạo liên thông của Bộ GD-ĐT.
Trường cao đẳng, đại học được giao nhiệm vụ đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học phải đảm bảo các điều kiện như đã có quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc giao nhiệm vụ mở ngành đào tạo hệ chính quy trình độ cao đẳng, đại học. Đã xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học theo quy định về đào tạo liên thông của Bộ.
Chương trình đào tạo liên thông trung cấp lên đại học phải được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ. Việc xây dựng chương trình đào tạo liên thông được thực hiện theo nguyên tắc bù đủ những khối lượng kiến thức/kỹ năng còn thiếu, tránh trùng lặp để đảm bảo đạt chuẩn trình độ cao đẳng, đại học.
Thời gian đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên trình độ cao đẳng và từ cao đẳng nghề lên trình độ đại học được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai năm học; Đào tạo liên thông từ trung cấp nghề lên trình độ đại học được thực hiện từ ba đến bốn năm học. Thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt.
Tổ chức đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học được thực hiện theo quy định của Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hiện hành của Bộ GD-ĐT.

Việc cấp văn bằng tốt nghiệp cho người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo liên thông từ trung cấp nghề, cao đẳng nghề lên trình độ cao đẳng, đại học thực hiện theo các quy định của Bộ GD-ĐT.
Danh sách một số trường liên thông trung cấp lên đại học 2014


Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên


CĐ nghề liên thông lên ĐH: 8 ngành
- Công nghệ chế tạo máy
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử
- Công nghệ kỹ thuật ôtô
- Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động hóa
- Công nghệ kỹ thuật cơ khí
- Kế toán
- Công nghệ may.


Trường Đại học Sư phạm kỹ thuậtNam Định

CĐ nghề liên thông lên ĐH: 7 ngành
- Công nghệ chế tạo máy
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử
- Công nghệ kỹ thuật ôtô
- Công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động hóa công nghệ kỹ thuật cơ khí
- Kế toán.
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật VinhCĐ nghề liên thông lên ĐH: 5 ngành
- Công nghệ chế tạo máy
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử
- Công nghệ kỹ thuật ôtô
- Công nghệ kỹ thuật truyền thông.
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCMCĐ nghề liên thông lên ĐH: 6 ngành
- Công nghệ chế tạo máy
- Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử
- Công nghệ kỹ thuật ôtô
- Công nghệ kỹ thuật nhiệt
- Công nghệ may
- Công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông
Trường Đại học Lao động xã hộiCĐ nghề liên thông lên ĐH: 1 ngành
- Kế toán
Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà NộiCĐ nghề liên thông lên ĐH: 5 ngành:
- Kế toán
- Tài chính ngân hàng
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ kỹ thuật điện
- Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
Trường Đại học Công nghệ Đông ÁCĐ nghề liên thông lên ĐH: 2 ngành:
- Tài chính – Ngân hàng
- Kế toán.
Trường Đại học Sao ĐỏCĐ nghề liên thông lên ĐH: 5 ngành
- Công nghệ kỹ thuật cơ khí
- Công nghệ kỹ thuật ôtô
- Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Công nghệ thông tin
- Kế toán.
Trường Đại học Công nghệ Đồng NaiTrung cấp nghề liên thông lên CĐ và từ CĐ nghề liên thông lên ĐH: 2 ngành:
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Công nghệ thực phẩm
Trường CĐ Thương mại và du lịch Thái NguyênCĐ nghề liên thông sang CĐ: 2 ngành
- Kế toán
- Quản trị kinh doanh.
Trường Đại học Trà Vinh

Trung cấp nghề liên thông CĐ: 9 ngành
- Thương mại điện tử
- Kiểm tra và phân tích hóa chất
- Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh
- Thú y
- Điện tàu thủy
- Kỹ thuật lắp đặt điện và điều kkiển trong công nghiệp
- Sửa chữa máy tàu thủy
- Bảo trì cơ điện.
Trường Cao đẳng Viễn ĐôngTrung cấp nghề liên thông lên CĐ: 3 ngành
- Quản trị kinh doanh
- Kế toán
- Tin học ứng dụng.
Trường Đai học Duy TânCĐ nghề liên thông lên trình độ ĐH: 3 ngành
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Kỹ thuật phần mềm
- Kế toán.
Trường Đại học Hàng hảiCĐ nghề liên thông trình độ ĐH: 4 ngành
- Khoa học hàng hải
- Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- Kinh tế vận tải
- Quản trị kinh doanh.
Trường Cao đẳng Xây dựng số 1Trung cấp nghề lên trình độ CĐ: 1 ngành
- Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
Trường đại học Hải PhòngCĐ nghề liên thông lên ĐH: 3 ngành
- Quản trị kinh doanh
- Kế toán
- Kinh tế.
Trường ĐH Hoa SenCĐ nghề liên thông lên ĐH: 7 ngành
- Truyền thông và mạng máy tính
- Công nghệ thông tin
- Quản trị kinh doanh
- Tài chính ngân hàng
- Kế toán
- Quản trị khách sạn
- Ngôn ngữ Anh.
Trường ĐH QT Hồng BàngTrung cấp nghề liên thông lên ĐH: 9 ngành
- Kinh tế
-    Tài chính – Ngân hàng
- Quản trị kinh doanh
- Kỹ thuật điện – điện tử
- Công nghệ thông tin
- Thiết kế đồ họa
- Thiết kế công nghiệp
- Điều dưỡng
- kỹ thuật y học.
CĐ nghề liên thông lên ĐH: 12 ngành
- Kinh tế
-    Tài chính – Ngân hàng
- Quản trị kinh doanh
- Kỹ thuật điện – điện tử
- Công nghệ thông tin
- Thiết kế đồ họa
- Thiết kế công nghiệp
- Điều dưỡng
- kỹ thuật y học
- Truyền thông đa phương tiện
- Khoa học môi trường
Trường ĐH Công Nghệ TP.HCMCĐ nghề liên thông lên ĐH: 6 ngành
- Công nghệ thông tin
- Kỹ thuật Điện – Điện tử
- Kỹ thuật Công trình xây dựng
- Kế toán
- Quản trị kinh doanh
- Ngôn ngữ Anh
Trường ĐH Nguyễn Tất ThànhCĐ nghề lên ĐH : 3 ngành:
- Quản trị kinh doanh
- Kỹ thuật điện, điện tử
- Kế toán
Trường ĐH Văn Hiến TP.HCMCĐ nghề lên ĐH : 7 ngành
- Tài chính – Ngân hàng
- Kế toán
- Quản trị dịch vụ và du lịch lữ hành
- Quản trị khách sạn
- Quản trị kinh doanh
- Kỹ thuật điện tử, truyền thông
- Công nghệ thông tin
Trường ĐH Lạc HồngCĐ nghề lên ĐH: 7 ngành
- Công nghệ thông tin
- Kế toán
- Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Công nghệ kỹ thuật cơ khí
- Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng
- Quản trị kinh doanh
- Ngôn ngữ Anh



Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

LIÊN THÔNG TRUNG CẤP LÊN ĐẠI HỌC 2014

Thông báo về việc tuyển sinh liên thông trung cấp lên đại học 2014

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Đối tượng dự tuyển

Học viên đã tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hoặc Cao đẳng thực hành

2. Các mốc thời gian

Thời gian làm hồ sơ đăng ký dự thi: từ 17/3/2014 đến 25/4/2014.

Thời gian diễn ra các đợt thi: Thi theo quy định 3 chung của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014

Đợt 1: Ngày 4 - 5/7/2014, thi liên thông Đại học khối A, A1.

Đợt 2: Ngày 9 – 10/7/2014, thi liên thông Đại học khối B, C, D1.

Đợt 3: Ngày 15 – 16/7/2014, thi liên thông Cao đẳng tất cả các khối thi.

3. Hồ sơ dự thi

Liên thông trung cấp lên đại học 2014

* Đối với thí sinh tham dự kỳ thi do Trường tổ chức:

Một bộ hồ sơ dự thi tuyển liên thông trung cấp lên đại học

Một bản sao hợp lệ Bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp.

Một bản sao hợp lệ Bảng điểm toàn khóa học Trung cấp chuyên nghiệp.

Một bản sao giấy khai sinh.

Các giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có), bản chính hoặc bản sao hợp lệ.

Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế Quận, Huyện (hoặc cấp thẩm quyền tương đương theo quy định hiện hành của các cơ quan chức năng nhà nước) cấp.

Hai ảnh màu mới chụp (cỡ 3x4) chưa quá 6 tháng, phía sau ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh.

Một bì thư có dán tem, ghi sẵn địa chỉ liên lạc của thí sinh (để nhà trường gửi giấy báo nhập học).

- Lệ phí hồ sơ:  50.000 đồng /1 hồ sơ.

- Lệ phí dự thi: 450.000 đồng /1 thí sinh, nộp khi đến nộp hồ sơ.

* Đối với thí sinh dự Kỳ thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức: 

Liên thông trung cấp lên đại học 2014

Một bộ hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học cao đẳng chính quy năm 2014 theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một bản sao hợp lệ Bằng tốt nghiệp Trung cấp.

Một bản sao hợp lệ Bảng điểm toàn khóa học Trung cấp.

Hai ảnh màu mới chụp (cỡ 3x4) chưa quá 6 tháng, phía sau ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh.

Một bì thư có dán tem, ghi sẵn địa chỉ liên lạc của thí sinh (để nhà trường gửi giấy báo nhập học).

- Lệ phí dự thi: 105.000 đồng /1 thí sinh, nộp khi đến nộp hồ sơ.

II. Thi Tuyển

Đối với thí sinh dự Kỳ thi do Trường tổ chức:

- Ngày thi: ngày 31/5 và 01/06/2014.

- Thí sinh nhận “Giấy báo dự thi” tại trường từ 19/05/2014.